Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chia sẻ tài liệu

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin học bổng

Bài viết này do Ad Hoàng một thời gian trước đã post, mình tổng hợp lại vào phần note để mọi người tiện tra cứu lại.

Xin chào tất cả các bạn. Phải nói là rất rất lâu, sau bài hướng dẫn học IELTS từ kinh nghiệm của bản thân, mình chưa viết bài nào. Chị Hannah Dinh, trưởng của page này có nói mình viết 1 bài chia sẻ cách xin học bổng. Thiệt ra mình không giành được học bổng Havard hay nhóm những trường IVY League nổi tiếng gì, nên không dám nói bài viết của mình là kim chỉ nam, mình chỉ xin hướng dẫn, và nêu cách chuẩn bị hồ sơ thôi, tùy vào mỗi người sẽ có thêm nhiều “tuyệt chiêu” nữa. Thôi vào nội dung chính nhé.

Như các bạn biết đó, chuẩn bị 1 bộ hồ sơ cho việc xin học bổng là 1 chuyện lâu dài và đòi hỏi sự đầu tư rất nhiều. Bài viết của mình dựa trên kinh nghiệm bản thân và một số các thầy cô, cũng như anh chị đi trước góp ý. Mình mong bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho các bạn.

Điều đầu tiên, mình thấy rất nhiều các bạn luôn đưa ra câu nói: “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” khi mong muốn đạt được mục đích gì đó. Nếu các bạn đã từng vậy, thì từ giờ các bạn hãy thử đưa ra 1 câu hỏi, thay cho 1 câu khẳng định xem: “Làm thế nào tôi có thể đạt được cái này, cái kia?” Đặt được câu hỏi, trả lời tất cả và thực hiện, mình tin chắc các bạn sẽ thành công trong rất nhiều việc. Mà việc xin học bổng cũng là 1 điều tương tự.
Một bộ hồ sơ cho việc xin học bổng thuờng gồm những mục quan trọng sau:

1. Curriculum vitae (CV)
2. Bằng tốt nghiệp
3. Academic transcript – Bảng điểm
4. Letter of Recommendation – Thư giới thiệu
5. Letter of Motivation – Thư động lực
6. English proficiency – Trình độ tiếng Anh
7. Awards &

Trên là những tài liệu quan trọng cần cho một bộ hồ sơ. Tuỳ trường, tuỳ khoá hoc mà sẽ có đòi hỏi them 1 số tài liệu khác.

1. Mình xin nói về Curriculum vitae: Một CV tốt là một CV nêu bật được những nội dung tốt về bản thân của bạn: thông tin cá nhân, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, các hoạt động, nghiên cứu, v.v… Ngoài ra, CV cũng đừng quá dài (tốt nhất là trong 2 trang), câu cú ngắn ngọn nhưng xúc tich, và định dạng sao cho khoa học. Mình recommend các bạn nên sử dụng trang web của Europass để tạo CV online. Form này dung để apply học bổng các nước thuộc khối EU, và đuợc các truờng highly recommend. Nếu như các bạn apply học bổng nhữmg nước khác thì có thể tham khảo của Europass để định dạng lại cho phù hợp. Và theo mình tốt nhất là làm 1 table gồm 2 cột. 1 cột là các đề mục và 1 cột là nội dung. Nhìn khoa học và dễ nhìn nhất. Những đề mục chính thì các bạn có thể tham khảo trên Europass, và có thêm số đề mục như sau: Personal Interests, Awards, v.v… Cái này thì phải thực hiện hằng ngày nhé ^^

2. Bằng tốt nghiệp của các trường ĐH hiện nay đều song ngữ nên các bạn không lo phải translate qua tiếng Anh nữa.

3. Về Academic transcript: Mình thấy hầu như bạn nào cũng rất đặt nặng vấn đề bảng điểm. Đó chỉ là một trong số những tiêu chuẩn đánh giá, nhưng không phải là quan trọng nhất. Dù bạn có được GPA 10/10 đi chăng nữa, nó chỉ chiếm của bạn 1 dòng nhỏ trong CV hay là MV thôi. Nhưng nếu bạn có những lợi thế khác như hoạt động xã hội, kinh nghiệm làm việc hay nghiên cứ nữa, lẽ dĩ nhiên bạn đuợc đánh giá cao hơn rồi, và 1 phần nữa là giáo dục ở Việt Nam không đuợc thế giới đánh giáo cao cho lắm. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là bạn không cần cố gắng học để lấy điểm cao hay làm cái cớ cho những lần điểm thấp. Hãy cố gắng học khi còn có thể các bạn nhé. Nhiều bạn mình biết vẫn còn có tư tưởng gian lận trong thi cử, và nghĩ đó là điều không thể tránh khỏi đối với HS-SV. Tất cả chỉ là nguỵ biện thôi các bạn à. Học là cả 1 quá trình dài, thi cử chỉ là 1 công cụ đánh giá mang tính chất tuơng đối. Chúng ta gian lận để đuợc điểm cao, nhưng đổi lại là kiến thức các bạn trống không, và đến khi cần nó chúng ta lại ngỡ ngàng là mình đã từng học. Thực tế bản thân mình cũng từng gian lận trong thi cử, hồi năm 11, nhưng lên tới năm 12, mình tự hỏi bản thân, gian lận để làm gì vì điểm số đó đâu phải của mình, và bất ngờ khi có nhiều kiến thức mình đã từng biết nó, nhưng vì muốn được điểm cao nên chả học bài và để rồi không nhớ gì cả. Và mình đã từ bỏ ý nghĩ gian trong thi cử từ đó, nhờ vậy đã giúp mình rất nhiều trong việc thi ĐH và quá trình học ĐH sau này. Điều này muốn nhận biết rõ ràng không khó gì cả. Nhất là đối với các bạn SV, trong quá trình học tập một số bạn chỉ lo chơi, đến lúc thi thì tranh thủ quay, hỏi bài, và rồi ra đời làm việc thì không nhớ gì cả, mặc dù những kiến thức đó đã học rồi. Một số bạn trong quá trình học tập, có 1 giai đoạn lơ là, không sao cả, hãy cố gắng cho giai đoạn sau: “Better late than never”. Bên cạnh đó, hãy bổ sung một số những thứ khác để tăng điểm mạnh cho hồ sơ của mình, để bù lại khiếm khuyết đó bằng cách tham gia nhiều hoạt động xã hội, nghiên cứu học thuật. Bảng điểm dĩ nhiên là bằng tiếng Anh nhé. Các bạn hãy liên hệ với phòng đào tạo hay phòng quan hệ quốc tế (tùy trường) để xin bảng điểm tiếng Anh. Nếu bảng điểm đã được đóng dấu tròn của trường thì xem như được rồi. Còn nếu là dấu vuông hay hình chữ nhật thì các bạn hay đem bảng điểm đó đến bộ phận công chứng nhờ họ dịch và tham khảo bảng điểm bạn xin từ trường để họ dịch chích xác nhất. Vì có 1 điểm ở đây là dấu tròn mới có tư cách pháp lý, còn các loại dấu khác thì không. Về bảng điểm thì nếu xin trực tiếp ở trường, tầm 1 tuần là các bạn có và nếu không thì dịch lẫn công chứng tầm 1 – 3 ngày là có.

4. Letter of recommendation: Đây là 1 trong những tài liệu mà bộ phân tuyển sinh rất xem trọng, vì nó đem đến 1 cái nhìn khách quan về HS-SV. Sau đây, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân làm sao để có 1 thư giới thiệu mạnh. Điều đầu tiên, hiển nhiên bạn phải xây dựng được mối quan hệ với giáo viên. Các bạn đừng nghĩ đây là mối quan hệ dựa trên vật chất và lời nói nhé, tất cả đều dựa trên hành động. Bản thân mình, hồi năm 1 chỉ là 1 cái bóng trong lớp. Nhưng sang đến năm 2, thì Khoa đã bắt đầu rộn ràng tên mình. Mình không có chơi nổi gì đâu ^^ Rất đơn giản thôi à. Vào lớp học, mình chăm chú nghe giảng, và quan trọng là mình chộp lấy email của giáo viên môn học đó liền. Để trong quá trình học mình nếu có gì không hiểu mình sẽ email hỏi giáo viên ngay. Nói thật với các bạn, đây là 1 cách tạo ấn tượng tốt với giáo viên rất hiệu quả đấy. Hãy hỏi và hỏi thật nhiều với giáo viên nếu có thể, trong lớp hay qua email. Giáo viên họ rất thích thế các bạn à. Các bạn biết tại sao không? Đơn giản đó là cách mà giáo viên họ biết SV có quan tâm tới môn học của họ hay không và quan tâm như thế nào. Bên cạnh đó, khi các bạn đặt câu hỏi, đó cũng là 1 cách để họ review lại kiến thức. Nhưng đặt câu hỏi của phải biết cách các bạn nhé. Chứ không phải kiểu như: “Thưa thầy/cô tại sao A nó lại B vậy?”, những câu hỏi đại loại thế sẽ không được đánh giá cao và chả có 1 tí tác dụng gì cả. Nếu như trên lớp, nếu không hiểu các bạn có thể giơ tay hỏi ngay, không vấn đề gì cả. Nhưng khi về nhà, các bạn hãy hãy đầu tư cho câu hỏi bằng cách tìm tài liệu, tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sau khi tìm hiểu nếu đã thông suốt thì thôi. Nhưng nếu chưa, hãy email cho giáo viên: “Thưa thầy/cô, khi sáng trong bài giảng em có vấn đề này không hiểu. Sau tham khảo tài liệu A, B, C, v.v… em hiểu như thế này, như thế kia, nhưng vẫn chưa rõ. Nhờ thầy/cô giải đáp cho em vấn đề này”. Giáo viên khi đọc email, họ sẽ nghĩ: “À. Em này nó có quan tâm đến môn học của mình, chịu khó tìm hiểu, v.v…” Cách tạo mối quan hệ với thầy cô đơn giản như thế thôi các bạn à. Nhờ cách này mà mình “nổi tiếng” trong Khoa luôn ^^ Ai mình cũng hỏi. Học tập là ở nhiều nơi mà Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, các bạn có thể tham gia các hoạt động học thuật của Khoa, lớp như một cách tạo ấn tượng với các cán bộ trẻ. Một đồn mười, mười đồn một trăm, nếu bạn cố gắng, làm tốt, tự nhiên các bạn sẽ nổi bật thôi. Chính nhờ những cách trên, mà mình có mối quan hệ tốt với thầy cô. Có lần mình chỉ buột miệng nói: “Em sắp làm hồ sơ xin học bổng thầy à”. Thầy mình liền bảo: “Thế à. Có cần viết thư giới thiệu không em? Khi nào cần, nói thầy 1 tiếng, thầy viết cho”. Nghe mà mình vui. Đơn giản là mình biết trong mắt thầy, mình cũng được để tâm. Thứ hai, nhờ thầy cô viết hay tự viết. Rõ ràng nhờ thầy cô viết là tốt nhất, vì nó đem đến cái nhìn khách quan nhất. Nhưng đa phần hiện nay đều là SV tự viết, và thầy cô xem qua rồi ký tên. Về vấn đề này, theo mình các bạn nên xây dựng mối quan hệ tốt với các giáo viên trẻ, vì thầy cô rõ ràng nhiệt tình hơn các thầy cô lớn tuổi hơn 1 chút, nên khi bạn có nguyện vọng, thầy cô rất sẵn lòng. Và mình recommend với các bạn nếu được, hãy tìm thầy cô giỏi tiếng Anh nhé. Vì không những thầy cô viết cho các bạn, mà còn có thể check ngữ pháp và những thứ khác cho mình nữa. Mình may mắn được làm việc được làm việc với 1 cô và 2 thầy, đều tốt nghiệp PhD ở nước ngoài, nên về khoản này mình rất yên tâm. Nên mình rõ ràng không sợ, nếu lỡ bộ phận admission (tuyển sinh) hay Prof gọi đt cho GV hướng dẫn mình để check thông tin lại lần nữa. Nên các bạn cũng hãy suy nghĩ kỹ khi chọn giáo viên để xin thư giới thiệu nhé. Không cần các thầy cô quá đao to búa lớn trong khoa hay trong công ty đâu. Vì mình nói thật, Prof hay bộ phận admission họ không biết thầy cô bạn là ai đâu. Trừ khi trường bạn thật sự nổi tiếng, thầy cô bạn được biết đến qua các công trình nghiên cứu trên tạp chí quốc tế, thì may ra họ mới biết. Nên hãy tìm thầy cô thật sự hiểu mình nhất, nhiệt tình với mình nhất và có trình độ tiếng Anh tốt. À, có một số bạn phạm 1 lỗi rất nghiêm trọng khi tự viết thư giới thiệu và đưa cho thầy cô ký. Đó là nêu các hoạt động xã hội, các tổ chức, câu lạc bộ mình tham gia. Prof hay bộ phận admission họ đọc là biết ngay bạn tự viết. Vì không thầy cô nào, kể cả bố mẹ bạn có thể biết rõ bạn như vậy. Đơn giản hãy nêu là: “Em ấy là 1 SV năng động, tích cực tham gia các hoạt động học thuật trong khoa và xã hội. Kể 2, 3 ví dụ tiêu biểu thôi”. Về việc xin thư giới thiệu, các bạn nên đánh tiếng với thầy cô trước. Nếu được thì nên nói trước khoảng 1 tháng để thầy cô soạn, còn nếu phải tự viết thì nên đầu tư tầm 1 tháng, vì để nghĩ ra 2 thư giới thiệu mà nội dung không bị trùng thì cần thời gian và ý tứ nhiều lắm đấy.

5. Letter of Motivation: Đây cũng là 1 trong những tài liệu quan trọng mà bộ phận tuyển sinh đánh giá bạn gây ấn tượng cho họ như thế nào, và bạn khác biệt ra sao. Hãy đầu tư cho nó 1 khoảng thời gian tương đối các bạn nhé. Chừng 1 – 2 tháng. Các quá trình bao gồm: Tham khảo một số bài mẫu – Chắt lọc những ý hay – Lựa chọn bố cục cho bài viết của bản thân – Lựa chọn những nội dung chính cần viết (Đây là phần quan trọng để bạn cho bộ phận admission cảm thấy bạn khác biệt và xứng đáng để học trao học bổng) – Viết – Check lại – Gửi thầy cô, những anh chị đi trước check và góp ý – Check lại lần nữa – Xong (nếu cảm thấy hài lòng) – Hoặc gửi thầy cô, những anh chị đi trước check góp ý lần cuối. Về khoản này, mình cũng khuyến cáo các bạn nên đầu tư trong khoảng 2 tháng, vừa thời gian đọc, viết, chỉnh sửa, rất nhiều giai đoạn, vì tính chất quan trọng nên đòi hỏi thời gian và công sức nhiều. Kinh nghiệm mình thấy, viết letter of motivation quan trọng là bạn phải thật sự có đam mê về ngành học của bạn thì bạn viết sẽ rất thật và hay. Và càng viết thì càng lên tay smile emoticon

6. English proficiency: Đây là điều kiện tiên quyết khi các bạn apply học bổng. TOEFL hay IELTS thì tùy thuộc các bạn cảm thấy mình phù hợp thế nào. Bản thân mình thì mình học IELTS. Đầu tư thời gian cho nó thật nhiều các bạn nhé. Mình không khuyến khích các bạn nước tới chân mới nhảy, kiểu như ôn luyện cấp tốc. Không gì cấp tốc nổi khi các bạn không có nền tảng cả. Nhiều bạn nghĩ là lên mạng kiếm nhiều tips của những người đi trước để sử dụng cho bản thân. Đây là 1 suy nghĩ sai lầm đối với những bạn muốn bỏ ích công sức mà đạt được kết quả cao. Mình nghĩ thời gian để các bạn đầu tư là khoảng 6 tháng – 1 năm, tùy trình độ và khả năng tiếp thu của mỗi người. Các bạn yên tâm, luyện nhiều tự khắc sẽ giỏi. Nghe chưa tốt, nghe nhiều tự nhiên tốt (không ai có thể chỉ bạn nghe và nghe dùm bạn), đọc chưa tốt học từ vựng, đọc nhiều tự nhiên tốt (không ai có thể giúp bạn học từ vựng và đọc dùm bạn), viết chưa tốt, viết nhiều, ôn ngữ pháp nhiều, nhờ thầy cô sửa bài, tự nhiên tốt, nói chưa tốt, trong khoảng thời gian luyện đề, tầm 1 tháng, luyện nói liên tục, tự nhiên phản xạ tăng, mức độ fluent cũng tăng. Và các bạn cũng nên hiểu. Thi cũng chỉ là 1 bài thi thôi. Nó không đánh giá được toàn bộ khả năng của bạn. Có thể bạn không may mắn thi điểm chưa như ý. Đừng buồn, hãy ôn luyện tiếp tục và thi lại. Keep trying. Thành công luôn đến với những người biết cố gắng. Và cả khi thi xong điểm cao rồi, vẫn hãy cứ tiếp tục trau dồi nhé. Đừng để mai một. Ngoại ngữ là phải luyện tập thường xuyên các bạn à. Bên cạnh đó, mình thấy có một số bạn có suy nghĩ tiêu cực như sau: “Chăm chỉ luyện thi, luyện đề này nọ, điểm số cao, nhưng lại không vận dụng được”. Tiếng Anh là công cụ để chúng ta sử dụng. Các bạn phải vận dụng nó để đem vào cuộc sống. Chăm chỉ luyện speaking thì phải sử dụng được vào những mục đích thực tế như giao tiếp, thuyết trình. Khi nào các bạn được mọi người, đặc biệt người nước ngoài khen các bạn thuyết trình tốt, tức là các bạn đã thành công. Vì không có người bản ngữ nào khen người bản ngữ nói chuyện tiếng Anh tốt cả. Cũng giống như chúng ta không có khen lẫn nhau là chúng ta nói chuyện tiếng Việt tốt cả. Cũng giống như nói, viết cũng phải được vận dụng vào trong cuộc sống, học tập hằng ngày như viết báo cáo, bài báo, bài luận. Vì thực tế ngoài đời, bạn không chỉ có viết 1 đoạn essay với số từ tối thiểu là 250 từ.

7. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tăng sự năng ký cho hồ sơ của mình bằng những bằng khen học thuật. Mình sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học (Khóa luận tốt nghiệp) để đi thi thố, may mắn dành cả 3 giải, cấp Bộ, cấp Thành phố, cấp Trường. Và 1 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế của Springer. Bài báo khoa học thì cần cho những ai muốn xin học bổng Master hay PhD, vì đây là cách để cho người khác biết bạn làm gì.

Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, tạo nhiều folder cho nhiều course, cũng như nhiều phong bì cho từng course (nếu phải gửi post). Tại đến lúc cần, chỉ cần lấy và gửi thôi, không sợ thiếu giấy tờ. Mình chuẩn bị những 9, 10 bộ, mà xài chỉ 5, 6 bộ thôi.

Kết lại, mình muốn nói với các bạn. Hãy lên kế hoạch cho bản thân khi quyết định đi trên con đường xin học bổng, vì đó là một con đường dài hơi và đòi hỏi tâm huyết, công sức và thời gian rất nhiều. Và mình tin, thành công sẽ đến với những ai biết cố gắng. Có 1 câu nói mà mình rất thích của đại tá Jimmy Doolittle, người đã dẫn đội quân 16 chiếc máy bay tiến thẳng và Nhật Bản với lực lượng hơn 300 chiếc máy bay, sau trận đánh bất ngờ của Nhật ở Trân Châu Cảng. “Victory belongs to those who believe in it the most and believe in it the longest”, Lt. Col. Jimmy Doolittle said. Nếu ngồi ngẫm nghĩ một tí, các bạn sẽ thấy, thành công của các vĩ nhân, tỷ phú trên thế giới đều có thể là những ví dụ mạnh mẽ cho câu nói này.

Chúc các bạn luôn học tốt và thành công trên con đường xin học bổng.

Link về lớp tìm và apply học bổng của chị Hannah: https://goo.gl/3u9Jjz

Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987