Connect with us

Hi, what are you looking for?

Chứng chỉ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN READING KHÔNG CHÁN?

Tác giả: Cao Bách
Join English Club HEC để học thêm nhiều điều bổ ích nha các bạn <3
—–
Để đạt điểm cao IELTS, Listening và Reading nhất quyết không được thấp. Nếu bạn muốn IELTS 6.5, hai kỹ năng đầu vào tệ lắm phải 7.0 mới ổn.
Trong bài viết hôm nay, Mr. Bách sẽ tập trung vào kỹ năng Reading để giúp các bạn luyện kỹ năng này hiệu quả, không nhàm chán.
 
Đầu tiên, “Làm sao để luyện Reading không chán?” là một câu hỏi về cảm xúc chứ không phải học thuật. Endgame mình thấy hay lồng lộn thế mà còn có nhiều bạn vẫn chê dở, than ngồi 3 tiếng đau chân cơ mà, không thể bắt con sư tử đi ăn cỏ và kêu nó khen ngon được. Để các bạn dễ hiểu, mình chia người luyện thi IELTS làm các kiểu người sau:
LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC TIẾP: để luyện reading IELTS thì bạn phải nắm ngữ pháp cơ bản, từ vựng phải tiếp cận 3000 từ cốt lõi rồi nhé, nếu chưa, mời bạn đọc hết bộ Oxford Bookworms giùm. Truyện đọc chưa xong làm sao tới IELTS nổi, trừ khi bạn có ý chí siêu mạnh để cày.
 
KIỂU THỨ NHẤT – Không thích đọc sách nói chung, không thích đọc cả các bài báo dạng kiến thức khoa học, kinh doanh, môi trường…, tiếng Việt cũng không thích đọc, chỉ khoái kênh 14 Showbiz các kiểu.
Reading IELTS là báo khoa học, mà tiếng Việt bạn còn ghét thì kiểu gì bạn không chán khi nó được viết bằng tiếng Anh?
Chỉ có một cách duy nhất là “chán thì chán, kemeno” thôi. Ráng mà cày, chán cũng phải cày, cắn răng lại mà cày, cày vì mục tiêu đạt điểm cao! Người ta pain 1 thì bạn pain 10, nhưng như vậy thì chiến thắng của bạn sẽ vinh quang hơn:)))
Đạt điểm cao rồi bạn nhìn mấy đứa đang ôn khác bằng nửa con mắt thôi, kiểu “anh ghét nó vầy mà còn có điểm ngon, các chú còn non và xanh lắm lắm”!
 
Nếu bạn ghét đọc thì mình khuyên bạn nên ôn tập trung vào bộ sách Cambridge IELTS, làm hết các đề, dịch hiểu (để hiểu thì ngoài từ vựng còn phải biết ngữ pháp nữa nhé, bị động “trái táo bị tôi ăn” mà dịch rớt “to be” là thành “trái táo ăn tôi” là bể).
Ráng mỗi ngày đọc 1 bài Báo tiếng Anh trên https://qz.com/, bay vô thấy bài đầu tiên đọc liền đừng lựa, vì bài nào mà chả chán :)) Lựa chi tốn thời gian.
 
KIỂU THỨ NHÌ – Bình thường, đọc cũng thấy bình thường, không đọc cũng bình thường, không yêu không ghét, không sân không si, sắp giác ngộ cuộc đời rồi.
Kiểu này dễ hơn, đã không thích cái gì, và cũng không ghét, mà có quyết tâm lấy bằng, thì lao vào nhai thôi. Cũng bộ Cambridge và báo, mỗi ngày 1 bài báo, siêng thì 2 bài và 1 bài Reading.
Nhớ tra từ mới để hiểu nghĩa, bạn không tra thì đọc chẳng hiểu gì và chẳng tăng khả năng đâu. Không nhất thiết phải học hết từ mới nhưng nhất thiết phải tra từ mới. Sau này từ đó lặp lại ở bài sau thì tra lại lần nữa, rồi lần nữa… thì tất sẽ nhớ thôi.
Mình trước giờ chỉ đọc và tra từ, không có cố gắng học từ bao giờ. Giờ Mìnhđọc hết 1 bài (passage) Reading chỉ tầm 7 phút không bỏ từ nào. Nhớ đọc là phải hiểu, đọc mà không tra từ không hiểu ý thì từ cảm xúc bình thường sẽ rớt xuống ghét đấy!
 
KIỂU THỨ BA – Thích một vài chủ đề, ghét một vài chủ đề, bình thường một vài chủ đề. Nói chung bạn là một Sapien chính hiệu, giống với đa phần các Sapiens khác trong bầy đàn 90 triệu con Sapiens ở Việt Nam.
Bạn có thể khởi đầu với chủ đề bạn thích, xong rồi chạy qua các chủ đề bạn bình thường, rồi tới chủ đề bạn không thích. Vì bạn có yêu có ghét, nên bạn sẽ phải lựa chọn, mà “Nghịch lý của sự lựa chọn” (có sách đấy, tìm mà đọc) là bạn sẽ tốn thời gian để “lựa chọn” có khi chọn cả giờ không chọn được bài mình thích xong bỏ qua lướt TikTok hết luôn nguyên ngày.
Nên cẩn thận với sự lựa chọn của mình. Chọn tầm 5 phút không có gì hay trên báo thì đọc đại một bài đi, bớt kén giùm, không thôi điểm thấp hơn mấy đứa ghét đọc rồi nó nhìn mình bằng nửa con mắt.
Nguyên tắc đọc nhắc lại: phải tra từ, phải để ý ngữ pháp, phải hiểu nghĩa nha.
Ngoài các bài báo, các bạn có thể đọc sách, truyện theo sở thích của mình. Vì bạn thuộc số đông, nên số đông nó khen sách gì, truyện gì, phim gì hay thì kiếm ngay cái đó mà đọc.
Nên nhớ trở ngại lớn nhất của bạn không phải là không biết đọc gì, mà là có quá nhiều lựa chọn để đọc, và bạn sẽ tốn toàn bộ thời gian vào việc lựa chọn và không còn thời gian để đọc.
 
KIỂU THỨ TƯ – Thích học hỏi, thích kiến thức mới, thích học từ vựng
Cái này quá dễ rồi, có niềm yêu thích học hỏi kiến thức thì đừng quên từ mới cũng là kiến thức, ngữ pháp cũng là kiến thức.
Xài được lưu loát các từ mà mấy đứa bạn mình chả biết xài đã oai lắm rồi, tụi nó viết sai ngữ pháp tùm lum, mình thấy và sửa được cũng oai rồi. Bạn chỉ cần siêng năng nữa thôi.
 
Tóm lại, một và nguyên tắc các bạn nên lưu ý khi học:
1. Phải thật sự muốn lấy bằng, quyết tâm, siêng năng. Bạn bè thầy cô tài liệu có thể hỗ trợ bạn siêng thêm, nhưng cái chính vẫn phải là bản thân mình
2. Đọc phải hiểu. Đọc không hiểu thì sẽ ghét đọc. Để hiểu phải có ngữ pháp.
3. Đọc phải nhiều
4. Đừng kén chọn tài liệu. Lựa thì cứ lựa nhưng đừng lựa cả ngày xong rồi không thèm đọc. Cái gì quá cũng không tốt.
5. Biết xài từ điển Anh Anh kết hợp Anh Việt để tra từ mới. Anh Việt chỉ là phụ, Anh Anh mới là chính nhé.
 
Các nguồn luyện Reading:
https://qz.com/
https://www.nationalgeographic.com/
www.economist.com
www.economist.com/science/tq
www.newscientist.com (Highly recommend)
www.americanscientist.org
www.blackwellpublishing.com
www.australiangeographic.com.au
www.iln.org.uk
——
Click to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dành cho bạn

Chương trình

LỚP TÌM VÀ NỘP HỌC BỔNG ONLINE HANNAHED Xin chào mọi người đã ghé thăm HannahEd và tìm hiểu về lớp tìm và apply...

Chứng chỉ

6 QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA VŨ TRỤ Xem thêm: Thông tin về 5 học bổng du học Úc 2021 10 website chất lượng...

Thông tin học bổng

Hàng năm chính phủ Thụy Sỹ đều có học bổng toàn phần cho các bạn mong muốn sang học. Trước đây founder của HannahEd,...

Kinh nghiệm

Honestly speaking,  vì quá lười nên bh tớ mới viết bài cho mọi người được, nói chung đây cũng ko có gì, chỉ đơn...

Email: hannahed.co@gmail.com Phone: 0396425987